Bản chất thuần tuý của con người, đó là sống vì cái lợi của bản thân. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chúng ta phải sống một cách vô cảm, hời hợt với những người không chung con đường với mình. Điểm giống nhau giữa những người thành công, đó là xây dựng được mối quan hệ tốt dựa trên sự cho đi và nhận lại. Biết sống quan tâm đến người khác, chắc chắn tương lai sẽ không phụ bạn.
(1) Giữ miệng là giữ lộc
Đại văn hào Mark Twain một bận phải đến một thị trấn nhỏ. Trước khi đi, nhiều người cảnh báo ông, muỗi ở nơi đó rất độc, đừng để bị đốt.
Khi ông đến nơi, lúc đăng ký phòng, một con muỗi lượn lờ trước mặt ông. Nhân viên nhìn thấy, lúng túng không biết xử trí ra sao.
Mark Twain dửng dưng, vờ như không có chuyện gì xảy ra, ông hài hước bảo: "Người đời đồn đại muỗi ở nơi này thông minh xuất chúng, bây giờ tôi mới được tận mắt chứng kiến. Con muỗi này biết ve vãn đúng người có thể cung cấp cho nó những bữa ăn thịnh soạn, giúp nó vỗ bụng no nê cả ngày."
Chỉ bằng câu nói của mình, ông đã phá tan bầu không khí căng thẳng, khiến những người nhân viên tại đó cười một cách thoải mái.
Kết quả, đại văn hào Mark Twain được phục vụ tận tình chu đáo, ngủ ngon suốt những ngày ở đó. Và đặc biệt, ông không hề bị bất kì con muỗi nào đốt!
Hoá ra, toàn bộ nhân viên khách sạn không muốn ông bị muỗi cắn, vì vậy đã dùng mọi cách để đuổi những con muỗi đáng ghét đi.
Mồm miệng là cửa sổ của tài lộc. Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói, cân nhắc đến cảm xúc của người đối diện, làm được như vậy có thể thoải mái tận hưởng cuộc sống không chút lắng lo.
Vạn điều hay không bằng một chữ dại. Một câu nói làm tổn thương người khác, những nỗi oán hận sẽ đi theo người đó cả cuộc đời, và rất khó để họ tha thứ cho bạn.
Giai điệu mà bạn ngâm nga trong cổ họng bạn sẽ góp phần tạo nên bức tranh cuộc sống của bạn sau này. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Biết giữ mồm giữ miệng, nói những lời dễ nghe, bạn sẽ dễ dàng có được những gì mình muốn.
(2) Giữ thiện, mọi chuyện hanh thông
Câu chuyện thứ nhất
Một người đi thăm bạn bị ốm tình cờ bị cuốn vào một trận chiến khốc liệt.
Người bạn anh thở gấp: "Bệnh tớ nặng lắm, chắc cũng khó lòng qua khỏi. Bỏ tớ lại đây, cậu mau trốn đi."
Người kia đáp: "Tôi mất công mất sức đi tới đây, vốn dĩ là muốn thăm anh, bây giờ anh lại đuổi tôi đi. Nếu tôi đi bây giờ chỉ để giữ mạng sống của mình, tôi sẽ trở thành người hèn nhát, lại là một người bạn không ra gì, sống như vậy chẳng hổ thẹn với đời lắm ư?"
Và cuối cùng, anh quyết định ở lại, không xa bạn mình nửa bước.
Thật không may, những kẻ xâm lăng đã dành chiến thắng chung cuộc. Họ tiến vào thị trấn, và khá bất ngờ khi thấy chàng trai trẻ.
Họ hỏi: "Từ lúc chúng ta tấn công đến giờ, toàn bộ người dân trong thị trấn đã di tản hết. Tại sao mày còn ở đây?"
Chàng trai đáp: "Bạn tôi bị bệnh, tôi không thể để anh ấy bơ vơ một mình tại đây. Tôi sẵn sàng đổi mạng của mình để cứu lấy bạn tôi, cầu xin các ông."
Tướng địch nghe thấy, cảm động nói: "Chúng tôi có thể là những người lỗ mãng, nhưng không đến nỗi bị mù mà hạ sát những người đạo đức."
Sau đó ông chăm sóc người bạn bị ốm của chàng trai đến khi anh ta khỏi, và thả hai người họ đi.
Câu chuyện thứ hai
Hai người anh em, đều tên Ngọc Lân. Trong một năm dân chúng sinh chịu cảnh lầm than, cái đói khổ đã làm suy đồi đạo đức. Một băng nhóm thành lập, bắt cóc người em Ngọc Lân, định bụng sẽ ăn thịt anh ta.
Ngọc Lân nghe tin, chạy vội chạy vàng đến cứ điểm của kẻ địch, khóc lóc van nài: "Em tôi là một người bệnh tật triền miên, người ngợm gầy gò, ốm yếu, vì vậy thịt nó không ngon đâu. Còn tôi, người núng nính mỡ, da dẻ hồng hào, khoẻ mạnh, ăn chắc chắn ngon hơn. Tôi sẵn sàng đổi tôi để cứu lấy mạng sống của em tôi, xin hãy thả em tôi đi."
Người đứng đầu băng nhóm chưa kịp hồi đáp, người em đã vùng vằng không chịu.
Anh ta nói rằng, anh ta là người bị bắt, số phận anh ta là như vậy, không liên quan gì đến anh của mình. Anh mới là người phải chịu án tử, chứ không phải người anh của mình.
Hai người nhìn nhau, nước mắt lưng tròng.
Người đứng đầu băng nhóm chứng kiến tình cảnh đó, cũng phải rưng rưng cảm động, quyết định thả cả hai người họ đi.
Hai câu chuyện trên đều nhằm răn dạy một điều: Sống, phải giữ được chữ "thiện". Những điều tốt đẹp sẽ luôn có khả năng lan truyền và ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh.
Những người ban phát tình yêu sẽ trở thành những người dư dả tình thương.
Người người ban phát hạnh phúc sẽ trở thành những người dư dả hạnh phúc.
Nói tóm lại, bạn sẽ dư dả tất cả những gì bạn ban phát.
(3) Giữ đạo – Tạo dựng tương lai
17 tuổi, Vinh là nhân viên sale làm việc trong cửa hàng bán phần cứng. Thành tích bán hàng của anh luôn nằm trong top đầu.
Sau một thời gian, anh quyết định từ bỏ công việc mình đang làm để chuyển sang một công ty khác mà theo anh có khả năng phát triển sự nghiệp hơn.
Trước khi nghỉ, anh tìm gặp sếp của mình và có những chia sẻ rất thành thực:
"Thời điểm này công ty đang gặp khó khăn. Những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh liên tục ra đời với chất lượng tốt tương đương nhưng lại rẻ hơn giá sản phẩm của công ty chúng ta. Theo em, sếp nên chuyển hướng kinh doanh sản phẩm khác, trường hợp không thể thay đổi sản phẩm của mình theo chiều tốt hơn."
Một vài người hỏi, tại sao anh không còn là người của công ty, nhưng vẫn bày mưu tính kế với người sếp cũ của mình để làm gì. Vinh mỉm cười khì khì trả lời: "Sống phải biết nghĩ cho người khác. Chúng ta không thể tìm ra được giải pháp cho một vấn đề mà lại giữ nó cho riêng mình."
Bản chất thuần tuý của con người, đó là sống vì cái lợi của bản thân. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chúng ta phải sống một cách vô cảm, hời hợt với những người không chung con đường với mình. Điểm giống nhau giữa những người thành công, đó là xây dựng được mối quan hệ tốt dựa trên sự cho đi và nhận lại. Biết sống quan tâm đến người khác, chắc chắn tương lai sẽ không phụ bạn.