14 thói quen xấu cần tránh để kiểm soát hạnh phúc

14/11/2018    2.278    4.67/5 trong 6 lượt 
14 thói quen xấu cần tránh để kiểm soát hạnh phúc
Hoàn toàn bình thường, khi chúng ta thỉnh thoảng có những ý nghĩ xấu xâm chiếm tâm trí. Có thể bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn những suy nghĩ tiêu cực, nhưng bạn cần nhận thức được và tìm cách hạn chế bớt những thói quen xấu này để cuộc sống hạnh phúc hơn.

1. Hay lo lắng

Không ít lần chúng ta nhấp nhổm, âu lo vì những việc sắp xảy ra, bài thuyết trình sắp tới, sự kiện, cuộc họp hay một hoạt động sắp diễn ra. Có thể nói, lo lắng tâm trạng tất yếu và bình thường mà ai cũng phải trải qua.
Do chúng ta không thể biết mọi thứ sẽ diễn ra theo chiều hướng nào, kết thúc như thế nào. Nếu muốn vượt qua tình trạng này, bạn không nên kìm hãm cảm xúc của bản thân mà nên tập trung phát triển cơ chế đối phó với chúng.
Lo lắng về điều không biết chính là nguyên nhân gây sợ hãi, mà bạn có thể tránh được bằng cách chấp nhận những khả năng có thể xảy ra. Hãy cố gắng đừng tạo áp lực cho bản thân, đơn giản hoá những việc sắp xảy ra sẽ giúp bạn giải quyết công viêc tốt hơn.

2. Khó tha thứ

Có lẽ bạn đã bị đối xử thiếu công bằng, bị hiểu nhầm, hay thậm chí tồi tệ hơn. Bạn hiểu rõ cảm giác bản thân đã từng đau đớn ra sao, tuyệt vọng như thế nào khi trải qua những điều ấy, đó là lý do bạn không thể tha thứ.
Chẳng ai trong chúng ta thích rằng ai đó đã từng "đắc tội" với mình mà không phải chịu bất cứ hình phạt nào. Tuy nhiên, bạn cần học cách tha thứ để trưởng thành hơn và có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Tha thứ đôi lúc không đòi hỏi sự công bằng, cũng không phải tự phản bội bản thân. Tha thứ để bảo vệ bản thân một cách tốt nhất. Càng tức giận, vết thương của bạn sẽ càng rỉ máu.
Đừng tự ép bản thân mình chờ đợi người đã làm bạn đau suy nghĩ lại. Tự đứng dậy và đi tiếp, đó mới là lựa chọn của người khôn ngoan.

3. So sánh bản thân với người khác

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng từng có vài lần so sánh bản thân với người khác. Song đã đến lúc chúng ta ngừng phí thời gian và tâm trí vào việc vô nghĩa này.
Sự khác biệt về hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, môi trường, gia đình… tạo nên chúng ta là những thực thể không ai giống ai. Mà đã không giống nhau thì so sánh là vô nghĩa.
Hơn nữa một khi đã trót so sánh bản thân với người khác, chúng ta sẽ bị lún sâu và chẳng thể thoát ra được. Ban đầu là công việc, mức lương, đến diện mạo, rồi gì nữa?
Việc cố gắng so sánh bản thân với người khác và cảm thấy tồi tệ với bản thân chỉ vì mình không sở hữu những điều người khác có, về lâu về dài sẽ tổn hại đến lòng tự tin lẫn tự trọng của chính bạn. Nói một cách hơi cực đoan, khi so sánh bản thân với người khác, bạn đang xúc phạm chính mình.
Thêm nữa, việc so sánh bản thân với người khác, không sớm thì muộn, sẽ hình thành sự đố kỵ

4. Hay ganh tỵ

Có thể nói hay ganh tỵ bắt nguồn từ việc hay so sánh bản thân với người khác. Đây là thói xấu mà bất cứ ai cũng mắc phải, chỉ khác nhau ở chỗ bạn có lý trí nhìn nhận ra được và ngưng lại trước khi thật sự lạc lối hay không.
Vì vậy, nếu bạn đang ganh tỵ với người khác, đây là lúc để dừng lại. Không việc gì phải ganh tỵ với người khác nếu bạn biết giá trị của bản thân. Hãy nỗ lực trong tất cả mọi việc, điều đó giúp bạn chứng minh được giá trị của bản thân với mọi người.

5. Thường xuyên than vãn

Than vãn là một trong những thói quen xấu dễ bắt gặp nhất ở tất cả mọi người. Mặc dù người hay than vãn có thể hỏi xin lời khuyên, nhưng những gì họ thực sự muốn đó là xác nhận những cảm xúc của họ là có lý và giúp họ kiểm soát nỗi buồn, sự tức giận và cảm giác tội lỗi về hoàn cảnh.
Thực tế, việc than thở chẳng thể giúp chúng ta giải quyết được vấn đề gì, ngược lại thói quen xấu này còn khiến chúng ta không bao giờ cảm thấy hài lòng bản thân, với những gì mình đang có, và khiến người nghe chán ngán. Vì vậy, hãy đơn giản hóa mọi chuyện, bạn sẽ cảm thấy bản thân thoải mái hơn.

6. Tự ti 

Bạn luôn suy nghĩ: “Mình thật ngu ngốc. Mình không làm được điều gì đúng cả. Mình sinh ra để làm gì vậy?”. Chính những suy nghĩ này đang gặm nhấm và giết chết bạn.
Hãy thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực, đừng để chúng gây ảnh hưởng xấu đến bạn. Việc bạn cần làm chính là chứng tỏ bản thân không vô dụng.

7. Ham vật chất

Những lối suy nghĩ xấu mà ai trong chúng ta cũng mắc phải Những người không hài lòng với cuộc sống thường tìm thấy hạnh phúc ở vật chất mà họ làm ra Những người không hài lòng với cuộc sống thường tìm thấy hạnh phúc ở vật chất mà họ làm ra, nhưng điều đó vô tình tạo thành một thói quen xấu. Các nghiên cứu cho rằng, vật chất chưa bao giờ mang lại hạnh phúc thật sự cho con người. Steve Jobs đã từng nói: "Công việc sẽ chiếm phần lớn thời gian trong cuộc đời bạn, và cách duy nhất để cảm thấy hoàn toàn hài lòng là làm những gì bạn cho là tuyệt vời. Rồi sẽ có một ngày bạn thức dậy và cảm thấy cực kỳ viên mãn - bởi bạn đang làm một công việc tuyệt vời, một công việc mà bạn đã yêu thích". Trong cuộc đời này, tâm hồn giàu có là thứ quan trọng nhất, nếu ước vọng chỉ bó hẹp trong vật chất thì dù có nhiều đến mấy vẫn thấy không đủ, đó là vì vật chất chỉ mang lại hạnh phúc tạm thời mà thôi.

8. Tự nhốt bản thân

Bạn đã bao giờ đóng cửa ngồi một mình trong phòng cả ngày, không giao tiếp với bất cứ ai? Mỗi khi bạn cảm thấy không hài lòng với cuộc sống, bạn lại vô thức rơi vào trang thái im lặng và muốn ở một mình. 
Ngày qua ngày bạn cứ thế thu mình lại và tự tách biệt với cộng đồng. Đến khi không dung hoà được, bạn sẽ trở nên vô cảm và cô độc.

9. Suy nghĩ tiêu cực

"Mình biết mình sẽ thất bại. Mình biết người đó ghét mình. Mình ghét người đó". Từ những suy nghĩ tiêu cực thì hoài nghi và lo sợ sẽ được sinh ra và nhấn chìm bạn.
Hãy cố gắng để bản thân thoát ra khỏi những điều tiêu cực và nhìn nhận mọi điều xung quanh không khủng khiếp như bạn nghĩ.

10. Chuyện bé xé ra to

Là biểu hiện của người nhạy cảm và không làm chủ được bản thân. Thật kinh khủng nếu một việc xảy ra đơn giản mà bạn lại làm cho nó rối tung cả lên.
Hãy bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ và giải quyết nó. Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy lạc quan với cuộc sống hơn là nghiêm trọng hóa mọi chuyện, chỉ khiến mọi người xung quanh né tránh bạn.

11. Trốn tránh trách nhiệm

Những người hay sợ hãi và không tự tin vào năng lực bản thân thường có thói quen xấu là trốn tránh trách nhiệm. Như vậy, bạn mang tâm lý chẳng khác gì một tên tội phạm.
Hãy chịu trách nhiệm về việc mình làm. Khi mắc sai lầm, bạn hãy dũng cảm nhận lỗi và tìm cách khắc phục. Điều này sẽ khiến bạn luôn được tôn trọng và đối xử công bằng.  

12. Hay phê phán

Đã bao giờ bạn nhìn thấy một cô gái ăn mặc hở hang, trong đầu bạn xuất hiện suy nghĩ kiểu như, "Ôi, chẳng ra gì!". Hay khi nghe được một câu chuyện về cô gái nào đó đi chơi về khuya,... và,"Ôi, con gái bây giờ hư hỏng quá!".
Đi qua một đám đông nào đó và nghe người ta bình phẩm về cô người yêu của một chàng ca sĩ nào đó, hay cười chê một diễn viên nào đó phẫu thuật thẩm mỹ bị hỏng, và bạn chỉ nhép miệng, "Đúng là mấy người nhiều chuyện".
Thực tế, bạn đang phê phán, đánh giá về người khác mà không hề biết rõ họ. Nếu cứ giữ lối suy nghĩ như vậy thì bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy được những điều tốt đẹp mà cứ khư khư nhìn vào mặt xấu của sự việc.

13. Sợ hãi và áp lực khi nghĩ về tương lai

Những người hạnh phúc sẽ luôn tự tin về tương lai của mình, về những cơ hội mà họ sẽ giành lấy để có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngược lại, những người không hài lòng với cuộc sống của mình thường sợ hãi, áp lực và căng thẳng khi đối mặt với tương lai.

14. Không nỗ lực

Đây là một thói quen mà rất ít ai trong chúng ta tự nhận ra được. Nó cứ âm thầm len lỏi vào trong những hoạt động hằng ngày của bạn, cuốn bạn đi theo những thứ đã có sẵn.
Không có mục tiêu, không có sự nỗ lực nâng cao bản thân. Và thế là bạn cứ mãi ì ạch đi theo những lối mòn của mình và sau đó lại tự hỏi tại sao mọi thứ không có dấu hiệu thay đổi.
Đó là vì bạn không nỗ lực. Những thói quen xấu khiến cơ thể bạn già trước tuổi.  

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết!

Nha thân tặng bộ source code blog này cho những ai quan tâm.
Theo Mangthuvien

Bình luận